CỐT BÁCH BỔ - Giải quyết các vấn đề về xương khớp

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn viên 2

Tư vấn viên 2

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

Tư vấn viên 1

Tư vấn viên 1

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

15 cách chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả tại nhà

Đau nhức xương khớp là một chứng bệnh không những thường gặp ở người già mà còn thường xuyên gặp phải ở những người trẻ tuổi, do việc không chăm sóc sức khỏe và vận động thường xuyên dẫn tới xương khớp bị lão hóa hay bị các trấn thương làm cho việc đi lại vận động vô cùng khó khăn.

15 cách chữa trị đau nhức xương khớp tại nhà

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là một trong các bệnh tổn thương ở các khớp xương. đau nhức xương khớp là do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau dẫn đên khớp xương bị thương tổn, ảnh hưởng đến chức năng vận động gây ra các triệu chứng như: đau nhức, sưng khớp, tê buốt và nhức mỏi, biến dạng khớp…

Nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức xương khớp

Nguyên nhân do tuổi tác

Qua thời gian sống, làm việc và hoạt động, các xương khớp dần dần sẽ có những dấu hiệu về thoái hóa, bào mòn, suy giảm chức năng vận động dẫn tới các bệnh đau nhức xương khớp.
Hầu hết mọi người khi đến ngưỡng tuổi 45 thì bắt đầu xuất hiện những biểu hiện về xương khớp. Đặc biệt là phụ nữ có khả năng bị sớm hơn nam giới.

Béo phì, thừa cân

Mỗi hệ xương khớp đều có giới hạn chịu đựng về cân nặng, do vậy, béo phì nặng cân cũng là một trong các nguyên nhân làm xương khớp của bạn quá tải, lâu dần sẽ dẫn tới những bệnh về thoái hóa xương khớp.

Do thời tiết

Sự thay đổi thời tiết dẫn tới thay đổi nhiệt độ, nóng lạnh bất thường cũng khiến các cấu trúc xương bị thay đổi làm cho xương khớp không kịp thời thích nghi dẫn tới các biểu hiện đau nhức xương khớp, tê bì chân tay,,,
Ngoài các nguyên nhân trên thì đau nhức xương khớp còn do 1 số bệnh lý liên quan: thoái hóa khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp
Hôm nay cotbachbo.com sẽ chia sẻ cùng bạn đọc 15 cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớp bằng các loại cây có sẵn tại nhà để giúp các bạn có thể tự làm cho mình và người thân có một hệ xương khớp khỏe mạnh mà cực kỳ an toàn.

>>> Xem ngay viên nang cốt bách bổ được điều chế từ 10 thảo dược quý hiếm tự nhiên giúp bạn xóa tan nỗi lo về xương khớp.

1. Cây bồ công anh chữa trị bệnh đau nhức xương khớp

Cây bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L.. thuộc họ Cúc, ở Việt Nam còn gọi là rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời

Bồ công anh là dạng cây thân thảo, sống một hoặc hai năm, thân mọc đứng, nhẵn, cao từ 0.5 mét – 2 mét, có đốm tía. Lá bồng công anh so le nhau, không có cuống lá, các lá có răn hoặc hoàn toàn nguyên.
Quả có màu đen, lông trắng nhạt, thân và lá có nhựa chảy ra khi bấm vào, hoa bồ công anh thường nở vào tháng 6-7 hằng năm và kết quả tháng 8-9 ngay sau đó
 

Bồ công anhđiều trị đau nhức xương khớp

Hình ảnh hoa bồ công anh

Cây bồ công anh có hàm lượng canxi và magie cao, rất hữu ích cho bệnh nhân mắc bênh loãng xương hay còi xương. Lá bồ công anh và cà rốt xay thành nước uống mỗi ngày một cốc 100ml rất hiệu quả

Dầu chiết xuất từ bồ công anh giúp chữa đau xương khớp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hoa bồ công anh tươi
  • Dầu (Ví dụ dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu ô liu)

Các bước chế biến:

Bước 1. Cho hoa bồ công anh tươi vào lọ nhỏ.

Bước 2. Đổ dầu ngập hoa bồ công anh và đổ sao cho gần đầy bình.

Bước 3.  Che miệng bình bằng vải mỏng, buộc chặt lại bằng cao su sau đó để bình phơi trong nắng ấm khoảng 2 tuần or là để đến khi bông hoa bồ công anh bị mất màu, chuyển sang màu nâu.

Bước 4. Lọc hoa bồ công anh ra và cho dầu thu được vào 1 bình sạch khác.

Bước 5. Giữ bình dầu thu được ở nơi râm mát.
 

Dầu chiết xuất từ bồ công anh trị đau nhức xương khớp

Hình ảnh tinh dầu bồ công anh

Khi đã chế biến xong dầu, bạn hãy xoa bóp lên vùng khớp hoặc cơ bị đau. Bồ công anh là 1 trong những thảo dược giúp giảm đau khớp, đau cơ. Vì vậy hãy cố gắng để thử loại dầu này.

Thêm vào đó, bồ công anh còn có rất nhiều tác dụng khác như:

  1. Kích thích tiêu hóa: Trà rễ bồ công anh giúp làm giảm các triệu chứng về tiêu hóa như: chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
  2. Thận: Bồ công anh chứa nhiều kali, tốt cho chức năng của thận.
  3. Gan: Bồ công anh đã được chứng minh là giúp tăng cường chức năng gan: giải độc gan, tái lập hydrat hóa và cân bằng điện giải.
  4. Chống oxi hóa: Tất cả các phần của cây bồ công anh đều rất giàu chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn tổn thương cho các tế vào và DNA, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
  5. Ung thư: Bồ công anh chống lại các tế bào ung thư, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư .
  6. Bệnh tiểu đường: Các kết quả nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy bồ công anh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như lượng hoc môn insulin trong cơ thể.
  7. Huyết áp cao: Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu và do đó nó giúp giảm huyết áp. Các chất xơ và kali có trong bồ công anh cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.
  8. Cholesterol: Các kết quả nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy bồ công anh giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Viêm nhiễm – Bồ công anh có chứa các axit béo cần thiết và các chất có lợi cho sức khỏe giúp làm giảm viêm nhiễm trên toàn bộ cơ thể. Nó còn giúp giảm đau và sưng tấy.
  9. Trầm cảm: Bồ công anh có chứa vitamin B tổng hợp giúp ổn định tinh thần. Đó là lý do tại sao mà bồ công anh được chỉ định dùng cho những người bị trầm cảm.

2. Cây cỏ xước trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Cây cỏ Xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất, tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc họ rau Dền Amaranthaceae.

Cỏ xước là loại thảo dược khá phổ biến trong dân gian thường được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp…
 

Cây cỏ xước trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hình ảnh cây cỏ xước

Đặc điểm của cây cỏ xước

Cỏ Xước là cây thân thảo sống hằng năm, cao khoảng 1 m. Rễ Cỏ Xước dài từ 10-15 cm, đường kính 2-5 mm, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ. Lá mọc đối xứng, bờ mép lượn sóng. Hoa mọc nhiều thành bông dài từ 20-30 cm ở ngọn cây. Quả nang có lá bắc tồn tại thành gai nhọn, hạt có hình trứng dài.

Cây cỏ xước mọc ở đâu

Cây Cỏ Xước thường mọc ở nơi có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500 m như trên các bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi. Cây ra hoa vào mùa hè, thu. Cỏ Xước phân bố ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Nuven Calêđôni. Tại Việt Nam, Cỏ Xước mọc tại các khu vực như Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Cây cỏ xước mọc ở đâu

Cây cỏ xước thường mọc ở các vùng núi cao

Cỏ Xước có thể dùng toàn thân nhưng chủ yếu vẫn là rễ. Cỏ Xước được thu hái quanh năm nhưng thường vào mùa hè – thu. Sau khi thu hái, đem Cỏ Xước rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Theo Y học cổ truyền, Cỏ Xước có tính mát, vị đắng, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận, mạnh gân cốt, chống viêm tốt ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Công dụng nổi bật của Cỏ Xước là tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ nên thường được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, phong thấp.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bện đau nhức xương khớp

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bện đau nhức xương khớp

Ngoài công dụng trong điều trị xương khớp, Cỏ Xước còn được dùng để trị cảm mạo phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai quai bị, tiểu tiện không lợi, tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, viêm thận, sỏi tiết niệu, viêm phế quản, cao huyết áp, tụ máu bầm.

Cách dùng cây cỏ Xước điều trị phong thấp, viêm khớp, sưng đau khớp

Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Cỏ Xước 40 gam; Hy Thiêm 30 gam; Thổ Phục Linh 20 gam; Cỏ Mực 20 gam; Ngải Cứu 12 gam; Ké Đầu Ngựa 12 gam.

Cách dùng:
Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, đổ 2 lít nước rồi cho lên bếp sắc. Đun đến khi còn 2 bát thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước 16 gam; Hy Thiêm Thảo 16 gam; Nhọ Nồi 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử 12 gam; Ngải Cứu 12 gam.

Cách dùng:
Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc xong sẽ đựng nước thuốc vào ấm khác rồi sắc tiếp. Sau khi sắc xong 3 lần, trộn nước thuốc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối cho đặc lại. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống liên tục từ 10-15 ngày để có tác dụng.

Cách dùng cây cỏ Xước hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Thuốc uống:
Nguyên liệu: Cỏ Xước; cây Chìa Vôi; Dền Gai; Cỏ Ngươi; Lá Lốt; Tầm Gửi mỗi loại chuẩn bị 30 gam.
Cách dùng:
Đem các vị thuốc trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống hằng ngày.

Thuốc đắp:
Nguyên liệu: Muối; Cỏ Xước; lá cây Chìa Vôi.
Cách dùng:
Đem lá cây Chìa Vôi trộn với muối rồi giã nhỏ cho vào túi mỏng hoặc cho vào mảnh vải đắp lên vùng bị thoát vị.

Cách dùng cây cỏ Xước trị viêm đa khớp dạng thấp

Nguyên liệu:
Cỏ Xước 20 gam; Dây Đau Xương, Tang Ký Sinh mỗi loại 16 gam; Đương Quy, Bạch Thược, Đẳng Sâm, Thục Địa, Độc Hoạt, Tục Đoạn, Tần Giao mỗi loại 12 gam; Xuyên Khung, Quế Chi mỗi loại 8 gam; Tế Tân, Cam Thảo mỗi loại 6 gam.

Cách dùng:
Đem Cỏ Xước tẩm rượu và sao qua rồi cho các vị thuốc khác và sắc cùng Cỏ Xước. Sau khi sắc xong, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày. Uống liên tục trong 10 ngày để bài thuốc mang lại hiệu quả.

3. Cây huyết đằng chữa bệnh viêm khớp

Cây Huyết Đằng hay còn gọi là Hồng Đằng hay Dây máu. Tên khoa học là Sargentodoxa cuneata (Oliv) Rehd. et Wils, thuộc họ Huyết Đằng – Sargentodoxaceae

Huyết Đằng là một trong những cây thảo dược quý Thân cây khi cắt ra có nhựa màu đỏ nhìn giống máu người. Trong dân gian, Huyết Đằng là vị thuốc thường được dùng để trị đau lưng, đau dây thần kinh; mỏi gối, gân xương tê dại, viêm khớp tứ chi, đau khớp dạng thấp, phong hàn thấp tý.

Hình ảnh cây huyết đăng chữa trị bệnh viêm khớp

Hình ảnh cây huyết đằng

Cây huyết đằng có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo Đông y, Huyết Đằng có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khu phong. Bên cạnh đó, Huyết Đằng còn được dùng để điều trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

tác dụng của cây huyết đằng là chữa bệnh đau nhức xương khớp

Tác dụng của cây huyết đằng

Huyết Đằng có tính năng đặc biệt là bổ huyết không gây nề trệ, hành huyết nhưng không phá huyết (xúc tiến tuần hoàn máu nhưng không quá mạnh) rất thích hợp với những người khí hư mà không ứ trệ. Tác dụng thư cân hoạt lạc của Huyết Đằng tương đối mạnh nên thường được dùng để chữa phong thấp khớp xương đau nhức, đầu gối đau mỏi, gân cốt tê dại. Với những người huyết vốn hư lại mắc các chứng đau nhức trên lại càng thích hợp.

Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng cây huyết đằng

Trong các bệnh về xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp là bệnh nằm trong nhóm nguy hiểm nhất hiện nay. Đây là bệnh tự miễn gây nhiều khổ sở cho người bệnh và khó khăn trong công tác điều trị. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, mất khả năng lao động, tàn phế…

Cây huyết đằng điều trị viêm khớp

Cây huyết đằng điều trị viêm khớp

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp từ vị thuốc Huyết Đằng như sau:
Huyết Đằng, Hy Thiêm, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Ngưu Tất, Sinh Địa mỗi vị 12g; Nam Độc Lực, rễ Cà Gai Leo, rễ cây cúc Ảo, Huyết Dụ mỗi vị 10g. Sắc uống 1 thang/ngày.

4. Cây xấu hổ đỏ trị bệnh đau nhức xương khớp

Cây Xấu Hổ Đỏ có tên gọi khác là cây Trinh Nữ, cây Mắc Cỡ, cây Thẹn – tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ Trinh Nữ – Mimosaceae. Sở dĩ gọi là cây Xấu Hổ là do khi chạm vào lá cây thì lá và thân cây cụp xuống giống như người con gái mắc cỡ.
 

Hình ảnh cây xấu hổ đỏ trị bện đau nhức xương khớp

Hình ảnh cây xấu hổ đỏ

Cây xấu hổ đỏ thường mọc hoang dã ở các vùng nông thôn nhưng lại có nhiều tác dụng quý và có giá trị về mặt y tế rất cao. Trong Đông Y, Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh như: an thần, đau nhức mỏi gối, đau lưng, các bệnh về xương khớp.

Đặc điểm của cây Xấu Hổ Đỏ

Xấu Hổ Đỏ là loại cây nhỏ mọc hoang, lòa xòa ở ven đường, thân có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, những cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ động vào là cụp lại. Cuống chung gầy mang nhiều lông dài 4 cm, cuống phụ 2 đôi có lông trắng cứng. Lá chét 15 – 20 đôi nhỏ gần như không có cuống. Cây có hoa màu tím đỏ tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp dài 2 cm, rộng 3 cm tụ thành hình ngôi sao, ở phần giữa các quả hẹp lại có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan dài 2 mm, rộng 1,5 mm.

Đặc điểm của cây xấu hổ đỏ

Đặc điểm của cây xấu hổ đỏ

Cây xấu hổ đỏ có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây Xấu Hổ Đỏ được các nhà khoa học đặc biệt chú ý nhờ hiệu quả điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian. Sau nhiều công trình nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước về cây thuốc này các nhà khoa học đã tìm ra được những công dụng của cây xấu hổ đỏ như sau:

  • Suy nhược thần kinh, mất ngủ
  • Viêm phế quản
  • Suy nhược thần kinh ở trẻ em
  • Viêm kết mạc cấp
  • Viêm gan, viêm ruột non
  • Sỏi niệu
  • Phong thấp tê bại
  • Huyết áp cao.

Người bệnh chỉ cần dùng 10 – 25 gram Xấu Hổ Đỏ sắc lên để uống. Người có thai thì không dùng bài thuốc này. Người bị chấn thương, viêm mủ da có thể lấy lá của cây dã đắp.

Cây xấu hổ chữa bệnh đau nhức xương khớp

Cách dùng
Rễ cây Xấu Hổ Đỏ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35 – 40oC rồi lại rang cho khô. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nước còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4 – 5 ngày thì thấy kết quả (kinh nghiệm của người dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).

5. Cây Đinh Lăng chữa bệnh viêm khớp - thoái hóa cột sống

Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceac, dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.

Hình ảnh cây đinh lăng

Hình ảnh cây đinh lăng

Đặc điểm của cây đinh lăng

Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8 - 1.0m. Đinh lăng có lá nhỏ như lá kim, có thể ăn sống (ngoài ra còn 1 loại đinh lăng lá tròn nữa). Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta và quý nhất là đinh lăng rừng có nhiều năm tuối (10 năm tuổi trở lên)
 

Đinh lăng rừng

Cây Đinh lăng rừng

Cây đinh lăng có tác dụng trị bệnh gì?

Cây đinh lăng ngoài việc dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, công dụng của cây đinh lăng còn rất nhiều đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây đề làm những bài thuốc hữu hiệu điều trị thoái hóa đốt sống lưng.
 

Củ đinh lăng

Củ đinh lăng

Các bộ phận của cây đinh lăng có thể sử dụng

  • Rễ làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng
Củ đinh lăng ngâm rượu

Củ đinh lăng ngâm rượu

Cây đinh lăng có công dụng chữa bệnh xương khớp:

Rễ đinh lăng là vị thuốc tính mát, có khả năng bồi dưỡng khí huyết và thể lực nên rất phù hợp để điều trị bệnh xương khớp. Khi được hỏi rễ cây đinh lăng chữa bệnh gì thì chắc chắn một trong những đáp án chính là bệnh xương khớp. Một mặt bổ sung khí huyết nuôi dưỡng xương khớp, mặt khác bồi dưỡng ngũ tạng, đặc biệt là gan thận để gân cốt chắc khỏe hơn.

Cách dùng

Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng (hoặc kèm theo 10g các loại: cúc tần, rễ cây xấu hổ, bưởi bung). Cho vào 600ml nước. Sắc còn 300ml nước rồi bắc xuống. Mỗi ngày uống 3 lần cho đến khi khỏe hẳn.

6. Cây Dây Đau Xương chuyên trị bệnh đau nhức xương khớp

 Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là cây Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng, tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Đặc điểm của cây dây đau xương

Cây dây Đau Xương là một cây thuốc nam quý dạng dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt.

Hình ảnh của cây dây đau xương

Hình ảnh của cây dây đau xương

Phần lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn. Lá dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, tỏa hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại. Chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt. Quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.

Cây dây đau xương mọc ở đâu?

Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Đây là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc. Ở Tây Bắc, cây đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Cây mọc khỏe, trồng bằng thân cây và có thể thu hái quanh năm.

Cây dây đau xương có tác dụng chữa bệnh gì?

Dây Đau Xương có vị đắng, tính mát, chứa nhiều Ancaloit. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa
 

Cây dây đau xương trị đau đầu gối

Cây dây đau xương trị đau đầu gối

Cây dây đau xương được dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, tê bại, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn, ngoài ra còn được dùng làm thuốc bổ.

Bài thuốc 1: Bị té ngã, bị đau do hoặc vận động nhiều
Cách dùng:
Lấy lá dây đau xương giã nát, cho thêm ít rượu vào rồi vắt lấy nước cốt uống, bã đem chưng cho nóng, bóp và đắp vào vùng sưng đau sẽ giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2: Hỗ trợ điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối:
Cách dùng
Dây đau xương, Đơn gối hạc, rễ gấc, bưởi bung, cỏ xước, liều đều bằng 20g-30g, sắc uống ngày 1 thang.

7. Cây lá lốt điều trị đau nhức xương khớp

Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt.

Hình ảnh cây lá lốt

Hình ảnh cây lá lốt

​Cây lá lốt có tác dụng chữa bệnh gì?

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm do vậy được sử dụng để điều trị các bệnh như: 

  • Ôn trung (làm ấm bụng)
  • Tán hàn (trừ lạnh)
  • Hạ khí (đưa khí đi xuống)
  • Chỉ thống (giảm đau)
  • Yêu cước thống (đau lưng, đau chân)
  • Tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài)
  • Trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…

Cây lá lốt chữa bệnh khớp khi trời lạnh

Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.

Cây lá lốt tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Cây lá lốt tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Cây lá lốt chữa đau sưng đầu gối khi trời lạnh

Cách dùng:
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau cho đến khi giảm sưng thì thôi.

8. Cây đơn châu chấu chữa trị đau nhức cột sống, viêm khớp

Cây đơn châu chấu có tên gọi khác là Cuồng, Đinh lăng gai, Độc lực, tên khoa học: Aralia armata (Wall.) Seem, thuộc họ Nhân Sâm – ( Araliaceae).

Hình ảnh cây đơn châu chấu

Hình ảnh cây đơn châu chấu

Đặc điểm của cây đơn châu chấu

Cây nhỏ, cao 1 – 2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa. Lá lớn, kép lông chim 2 – 3 lần, với 9 – 11 lá chét có phiến hình trứng dài 4- 8 cm, rộng 2 – 3 cm, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ như sợi tơ; cuống lá có bẹ. Cụm hoa chùy gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen.

Cây đơn châu chấu mọc ở vùng núi cao

Cây đơn châu chấu mọc ở vùng núi cao

Đơn Châu Chấu mọc rải rác ven rừng, trên các nương rẫy cũ, ở độ cao 200- 1.700m như các vùng Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Kontum, Gia Lai… Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia. Thường ra hoa tháng 4- 6, có quả tháng 7- 9.

Cây đơn châu chấu có tác dụng chữa bện gì?

Vỏ rễ của cây Đơn Châu Chấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc.Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

Vỏ rễ và rễ của thảo dược này thường dùng để chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm bạch hầu, viêm khớp. Ngoài ra, còn dùng chữa phong thấp tê bại, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân cây được dùng làm thuốc bổ.

Cây đơn châu chấu chữa bệnh đau lưng, viêm khớp
 

Cây đơn châu chấu chữa đau lưng

 

Cây đơn châu chấu chữa đau lưng

Cách dùng:
Lấy 15g rễ cây cộng với 10g vỏ cây xà cừ, 10g mặt quỷ rồi sắc với 600ml nước. Sau mỗi lần sắc như vậy, tôi chia uống 2 lần/ngày và thường uống sau bữa ăn trưa, tối.

Ngoài ra đơn châu chấu có thể chữa các bệnh như:

  • Chữa bạch hầu, bí đái: Dùng 8- 12g rễ cây sắc uống nước.
  • Chữa rắn cắn với bài thuốc: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.
  • Bài thuốc chữa sưng vú: Lấy rễ cây Đơn Châu Chấu giã với muối, trộn nước vo gạo đắp. Phối hợp với vỏ cây Sảng, lá Mua Đỏ, Bồ Công Anh và Kim Ngân.
  • Bài thuốc chữa ho lâu ngày: Rễ Đơn Châu Chấu cùng với vỏ cây Khế chua, liều lượng bằng nhau, đều 20g, sắc nước uống.

9. Cây ngải cứu trắng chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa

Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.
Tác dụng của ngải cứu vô cùng tốt, đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não.
 

Hình ảnh cây ngải cứu

Hình ảnh cây ngải cứu

Đặc điểm của cây ngải cứu

Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.

Cây ngải cứu trồng ở đâu, mua ở đâu?

Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi. Ở những vùng nông thôn, người dân có thể trồng ngải cứu quanh nhà để làm thuốc. Nếu cần mua cây ngải cứu các bạn có thể ra chợ mua cũng rất dễ dàng.

Cây ngải cứu có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Ngải cứu vị đắng, cay ấm, được dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Chữa các bệnh về xương khớp

Cây ngải cứu trị bệnh đau lưng

Cây ngải cứu trị bệnh đau lưng

Cây ngải cứu chữa bệnh đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa

Cách dùng:

Lấy 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch với nước muối pha loãng và giã nát rồi vắt lấy nước, bỏ bã, thêm 2 muỗng mật ong hoặc mật ong nghệ vào nước cốt.
Chia ngải cứu làm 2 lần uống vào buổi trưa và buổi chiều, sử dụng liên tục 1- 2 tuần sẽ thấy các cơn đau xuất hiện thưa dần.

Cây ngải cứu chữa đau nhức cột sống lưng

Ngải cứu trị bệnh đau nhức cột sống
Ngải cứu trị bệnh đau nhức cột sống

Cách dùng

Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát. Trộn lá và nước ngải cứu với một ít giấm đã được đun nóng sau đó bọc hỗn hợp này vào trong 1 cái khăn mỏng rồi xoa dọc theo xương sống (15 phút). Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Duy trì trong 15 ngày. Khi khỏi bệnh thì không cần thực hiện tiếp.
Lưu ý: cần đun nóng lại thuốc mỗi khi nguội rồi thực hiện tiếp vì thuốc nóng mới có tác dụng.

Cây ngải cứu chữa đau lưng cho bà bầu

Cách dùng:

Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên. Bọc hỗn hợp trên trong một lớp khăn mỏng rồi chườm vào phần bị đau nhiều lần.
Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và duy trì liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
 

Ngải cứu trị bệnh đau lưng cho bà bầu

Ngải cứu trị bệnh đau lưng cho bà bầu

Ngoài những tác dụng trên, ngải cứu còn dùng để tắm trắng, trị mụn, giảm mỡ…

10. Hạt gấc ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Gấc thuộc loại dây leo, lá với dây màu xanh đậm. Hạt gấc chữa trị được nhiều bệnh có giá trị hiệu quả cao, rất dễ tìm, dễ chế biến và dễ sử dụng.

Hình ảnh cây gấc

Hình ảnh cây gấc

Theo Đông y gọi hạt gấc là mộc miết tử vì nó có dạng dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, ở mép có răng cưa, và hai mặt có những đường vân lõm xuống.
 

Hình ảnh hạt gấc

Hình ảnh hạt gấc

Nhân hạt gấc màu vàng nhạt có chứa các chất vô cơ như Lipit, Gluxit, Vitamin, Xenlulo, Protit, và các men Photphotoba, Invedaxa… Các chất này có tác dụng trị đau khớp cũng như điều trị các vết thương rất hiệu quả.

Hạt gấc có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo các sách cổ, nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, khi vào 2 kinh can và đại tràng sẽ có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, tắt tia sữa, lở loét, sưng vú, chấn thương, ứ huyết. Do vậy được y học cổ truyền nước ta sử dụng vào việc điều trị bệnh viêm khớp, mà cụ thể là áp dụng nhiều trong cách làm rượu xoa bóp từ thảo dược chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả,

Cách ngâm rượu hạt gấc

Với cách làm rượu xoa bóp từ thảo dược chữa đau nhức xương khớp từ hạt gấc, bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Vỏ Quế 30g
  • 50g nhân hạt gấc
  • 500 ml rượu gạo 45-50 độ.

Chi tiết cách làm rượu thuốc xoa bóp như sau:
Thứ nhất bạn hãy lấy hạt gấc chín, rửa sạch rồi phơi cho đến khi thật khô hoặc sao vàng hạt gấc lên. Sau đó, bạn đập vỡ vỏ cứng, lấy 50g nhân hạt gấc rồi mang đi giã vụn. Vỏ quế bạn cũng đem giã vụn.

Tiếp đó cho nhân hạt gấc cùng với quế vào lọ chai thủy tinh, rồi đổ 500ml rượu vào. Rồi bạn đậy nút kín, và ngâm. Thời gian ngâm khoảng từ 10 ngày trở đi là có thể sử  dụng được.  Tuy nhiên nếu ngâm càng lâu thì tác dụng của nó sẽ càng tốt hơn.

Cách ngâm rươu hạt gấc

Hình ảnh hạt gấc

Cách dùng:

Rượu ngâm hạt gấc dùng để xoa bóp vào các nơi xương khớp bị đau, để tốt nhất các bạn sau khi xoa rượu gấc nên chỗ đau có thể lấy giấy nolon để bọc kín sẽ có tác dụng nhanh hơn vì không làm thoát hơi của rượu gấc.

Lưu ý: Rượu thuốc này không  dùng để uống. Bên cạnh đó, bạn cũng không bôi rượu thuốc này lên các vết thương hở.

11. Cây thiên niên kiện chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Cây thiên niên kiện hay còn được gọi là cây sơn thục hay cây bao kim, tên khoa học là Homalomena affaromatica Roxb – Họ Ráy (Araceae).

Hình ảnh cây thiên niên kiện

Hình ảnh cây thiên niên kiện

Đặc điểm của cây thiên niên kiện

  • Là Cây sống dài năm, có thân rễ lớn, mùi thơm, khi ngắt ngang có xơ nhiều giống kim.
  • Lá cây thiên niên kiện  mọc từ thân rễ, phiến lá to, rộng và sáng bóng, lá lớn có khi dài hơn 30cm, có 3 cặp gân chính và 8 cặp gân phụ
  • Hoa cây thiên niên kiện là những cụm hoa thường gọi là bông mo, mo màu xanh và không dễ bị rụng; buồng ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn.
  • Quả cây là dạng quả  mọng dài, có nhiều hạt bên trong.
  • Thường có hoa vào tháng 4 đến tháng 6 và cho trái vào tháng 8 đến tháng 10
  • Bộ phận dùng làm thuốc của cây thiên niên kiện là thân rễ, các rễ to và già

Cây thiên niên kiện mọc ở đâu?

Thiên niên kiện thường mọc hoang ở những vùng rừng, những địa điểm ẩm ướt bên bờ suối hay mọc dọc theo hai bên khe suối. Hiện nay cây đã được trồng để sử dụng làm thuốc, cây thiên niên kiện được trồng bằng thân rễ.

Kỹ thuật trồng và thu hái cây thiên niên kiện

Khi cây đủ lớn thì hái thân rễ già , rửa sạch rồi cắt thành những đoạn ngắn 10-20cm, sấy khô cho đều mặt ngoài của rễ dưới nhiệt độ 50oC một thời gian ngắn sau đó gọt sạch vỏ, loại bỏ các rễ con, cuối cùng là đem phơi hay sấy khô để sử dụng

Dược liệu dễ cây thiên niên kiện

Dược liệu dễ cây thiên niên kiện

Cây thiên niên kiện có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Thiên niên kiện có vị đắng cay, mùi thơm, tính ôn và ấm do vậy thường được sử dụng để chữa trị các bệnh về phong thấp. đau nhức các khớp xương hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu vì nó có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương.

Chữa trị các bệnh về đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1:
Lấy Thiên niên kiện 1kg, Hổ cốt 100gram , Ngưu tất  100gram, Câu kỷ tử 100gram. Đem tất cả ngâm với 2 lít rượu. Khoảng 1 tháng ngâm là có thể sử dụng. Uống 2-3 ly nhỏ vào mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 2:
Thiên niên kiện 50 gram, Kê huyết đằng 50 gram , Hà thủ ô trắng 50 gram , Ngũ gia bì 50 gram đem tất cả đi ngâm rượu cùng rắn hổ mang. Ngâm trong  3 tháng rồi đem uống mỗi ngày 1 ly nhỏ cùng bữa cơm

Bài thuốc 3:
Thiên niên kiện tươi giã nát đem ngâm rượu rồi xoa bóp vào chỗ đau nhức, tê bại

Chữa phong thấp bằng thiên niên kiện

Bài thuốc 1:
Thiên niên kiện 12gram , Rễ cỏ xước 40gram , Hy thiêm 28gram , Thổ phục linh 18gram, Cỏ mực 16gram, Ngải cứu 12gram, Thương nhĩ tử 12gram. Sắc mỗi ngày một thang, dùng để uống.

Bài thuốc 2:
Thiên niên kiện 12gram , Cốt toái bổ 10gram , Bạch chỉ 8gram . Sắc uống mỗi ngày một thang

Lưu ý: Thiên niên kiện nếu uống quá liều có thể gây chóng mặt, ói mửa,… Đặc biệt chống chỉ định với người âm hư, nội nhiệt

Cách bảo quản cây thiên niên kiện để sử dụng được lâu

Cây thiên niên kiện được chế biến bằng cách phơi sấy để giữ tinh dầu nên phải để nơi khô ráo, bọc kín tránh ẩm, tránh nắng và nóng để giữ được tinh dầu.

12. Cây là Náng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Cây náng hoa trắng hay còn gọi là cây chuối nước, cây lá náng, văn thủ lam, cây tỏi lợi. Náng thuộc loại cây thảo, thân và lá rất to, dài trên 1m, dày và có màu xanh mướt. Theo các nghiên cứu, trong cây náng chứa nhiều alcoloid, crinamin cso khả năng giảm đau, kháng viêm rất tốt

Hình ảnh cây lá Náng

Hình ảnh cây lá Náng

Náng hoa trắng mọc hoang dại ven đường rất nhiều từ Nam ra Bắc, nở hoa trắng từng chùm rất đẹp. Cũng từ lâu, người dân đã biết dùng náng hoa trắng chữa bệnh xương khớp để làm giảm nhanh chóng các cơn đau và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Cây lá náng hoa trắng có tác dụng chữa trị bệnh đau sưng khớp

Trong Đông y, náng vị cay, tính mật, công dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, chữa trĩ, rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Cách dùng:

Lấy 1 nắm lá náng hoa trắng rửa sạch, dùng cối giã nát rồi trộn với giấm hoặc rượu. Lấy hỗn hợp này sao trên chảo đến khi nóng ấm thì dùng để đắp vào chỗ bị bong gân, có thể cố định lại bằng gạc hoặc vải dạch. Khi nào thuốc khô thì thay miếng khác.

Ngoài việc dùng lá náng, có thể kết hợp với các loại lá cúc tần, ngải cứu, chìa vôi, đau xương, bạc  thau. Mỗi lần dùng khoảng 3 loại lá trong số này sẽ cho kết quả tốt hơn. Thực hiện đến khi nào thấy hết sưng đau.

Cây lá Náng hoa trắng chữa đau lưng

Lấy 1 nắm lá náng già, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi để cho ráo nước. Rang nóng một bát muối trắng đến khi thấy muối nổ thì đổ náng hóa trắng vào rang tiếp trong 2-3 phút cho đến khi hỗn hợp nóng đều thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào giấy báo gói lại, đặt lên chỗ lưng bị đau cho đến khi thuốc nguội. Cẩn thận thuốc nóng quá sẽ bị bỏng da. Thực hiện liên tục từ 3-5 ngày.

Cây lá Náng chữa trật khớp bong gân

Người bệnh dùng lá náng chữa trật khớp bằng cách hái lấy lá già, cắt thành đoạn khoảng 10 cm nướng trên than củi (nhưng không nướng trực tiếp trên lửa sẽ làm cháy lá). Đến khi lá nóng thì đắp muối trắng và lá náng lên chỗ bị trật khớp, day day. Thấy lá nguội thì hơ lại. Thực hiện như vậy trong 20-30 phút mỗi ngày, đau sưng sẽ giảm nhanh.

Trong trường hợp khớp bị trật ra hẳn so với vị trí ban đầu, người bệnh cần được bác sĩ nắn chỉnh lại, sau đó dùng náng hoa trắng để giảm đau sưng.

13. Cây mồng tơi hay mùng tơi

Mồng tơi hay còn gọi là mùng tơi. Tên khoa học Basella rubra Lin., họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, vào 5 kinh tâm, can, tỳ, đại tràng, tiểu tràng.

Hình ảnh cây mùng tơi

Hình ảnh cây mùng tơi

Ăn rau mồng tơi có tác dụng chữa bệnh gì?

Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, chỉ lỵ, chữa ban chẩn, định sang tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường, không độc. Ngoài ra ra do rau mồng tơi có tính thanh nhiệt, có chất nhờn nên rất có lợi trong điều trị các bệnh xương khớp

Cách chế biến món canh mồng tới giảm đau nhức xương khớp

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau mồng tơi.
  • 1 cái móng giò.
  • 1 chén rượu gạo.

Cách chế biến:

Rau mồng tơi nhặt rửa sạch, có thể thái nhỏ hoặc để cả lá tùy ý. Móng giò mua về hơ qua lửa cho cháy sợi lông và dễ lột móng, sau đó rửa sạch. Cho móng dò vào nồi, đổ ngập nước, thêm 1 thìa muối để luộc qua, sau khi nước sôi thì nhấc ra đổ nước và rửa sạch giò heo.

Cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô với chút dầu ăn và mắm rồi cho xương và hạt nêm, mì chính, bột canh, xào xương trong 5 phút rồi cho nước lạnh vào ninh, khi nước sôi vặn nhỏ lửa. (Mách bạn cách để ninh xương nhanh nhừ là có thể cho vào một chút nước soda vào ninh cùng hoặc khi nước xương cạn mà xương chưa nhừ thì thả 1-2 viên đá vào ninh).

Canh mông tơi nấu móng giò

Canh mông tơi nấu móng giò

Khi ninh xương nhừ thì bạn vặn nhỏ lửa lại, thả rau mồng tơi vào rồi đun sôi trở lại, nêm gia vị vừa ăn. Không nên đun lâu quá vì rau sẽ bị nhão. Cuối cùng đổ 1 chén rượu vào, quấy đều rồi dùng nóng. Người bệnh nên ăn món canh này thường xuyên không chỉ bổ dưỡng tốt cho cơ thể mà còn giúp phòng ngừa và làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

Lưu ý: Vì mùng tơi có tính hàn nên bạn có thể kết hợp với 1 số loại thực phẩm khác để giảm tính hàn này như canh mùng tơi mướp, mùng tơi nấu tôm, mùng tơi nấu ngao.

14. Cây cà leo gai có nhiều tác dụng chữa trị bệnh xương khớp

Cà gai leo còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù... Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta như các tỉnh phía Bắc, Huế, Lào, Campuchia.
 

Hình ảnh cây cà leo gai

Hình ảnh cây cà leo gai

Đặc điểm của cà leo gai

Cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, phân nhiều cành nhiều nhánh. Thân nhẵn, phủ lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc thuôn. Hoa mọc hình xim, quả hình cầu mọng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.

Cà leo gai có tác dụng chữa bệnh gì?

Cà gai leo có tính ấm, vị hơi cay, thường dùng trị men gan cao, viêm gan, xơ gan, rắn cắn, cảm cúm, phát tán phong thấp (đau lưng, đau xương, thấp khớp).

Chữa đau mỏi xương khớp bằng cà leo gai

Nguyên liệu:
  • Cà gai leo 10g
  • Thổ phục linh 10g
  • Lá lốt 10g
  • Kê huyết đằng 10g

Cách làm: Sao vàng tất cả, sắc uống ngày 1 thang trong vòng 1 tháng 1 liệu trình. Với cách sử dụng cây cà gai leo này có thể dùng 10 -30 liệu trình sẽ khỏi

Ngoài ra, cà gai leo còn được dùng chữa các bệnh khác như:

Chữa rắn cắn:

Lấy 30 - 50 g rễ cà gai leo tươi rửa sạch sau đó giã nhỏ và hòa với 200ml nước sôi để nguội. Sau đó lấy nước cho người bệnh uống. Ngày thứ hai , lấy khoảng 20g rễ khô sao vàng và sắc uống ngày 2 lần, sau 3 -5 ngày thì khỏi

Chữa cảm cúm:

Lấy 16-20g rễ hoặc thân cà gai leo, sắc với nước uống hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Chữa ho do viêm họng:

Thân, rễ cà gai leo 15g

Lá chanh 30g

Sắc chia 2 lần trong ngày, uống khi còn ấm và dùng liên tục trong 5 -7 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan:

  • Cà gai leo 30g
  • Dừa cạn 10g
  • Diệp hạ châu 10g
  • Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần

15. Cây ngũ gia bì chữa xương khớp

Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim, tên khoa học là Acanthopanax aculeatus Seem ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng
 
Hình ảnh cây ngũ gia bì

Hình ảnh cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì có tác dụng chữa bệnh gì?

Ngũ gia bì là một cây quen thuộc thường được trồng để làm cảnh. Cây có 2 loại là ngũ gia bì chân chim và Ngũ Gia Bì nhiều gai. Trong dân gian thường đặt cây ngũ gia bì trước nhà để làm cảnh và chống muỗi. Bên cạnh đó còn dùng loại cây này như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhất là bệnh đau khớp, nhức xương khớp, đau bụng,... Đông Y sử dụng cây Ngũ Gia Bì chân chim chữa bệnh đau khớp vì cây có chứa giá trị dược liệu cao.

Cây ngũ gia bì là một vị thuốc quý trong đông y để chữa bệnh xương khớp, phong thấp hiệu quả. Thuốc từ cây ngũ gia bì được dùng cho cả người lớn và trẻ em, trong đó nó có tác dụng hỗ trợ trẻ em có cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt… Ở người cao tuổi dùng cây ngũ gia bì có tác dụng tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, hạ đường huyết.

Theo y học cổ truyền, cây ngũ gia bì có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ rất thích hợp để chữa bệnh đau khớp. Các nghiên cứu y học hiện đại nhận định rằng trong thành phần của loại cây này có chứa nhiều lượng tinh dầu, Saponin, tanin,... có tác dụng chữa bệnh đau khớp. Tất cả các bộ phận của cây như vỏ thân, rễ và lá đều được dùng để chữa bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh đau khớp từ cây ngũ gia bì

Trong dân gian thường dùng bài thuốc là rượu ngũ gia bì để uống chữa bệnh đau khớp và các chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Cách dùng như sau:

Nguyên liệu: Vỏ thân cây ngũ gia bì và rượu

Cách làm: Vỏ thân cây ngũ gia bì đem cạo sạch lớp bên ngoài bỏ, sau đó rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó bạn đem vỏ này sao vàng lên và xay thành bột mịn. Lấy bột này đem ngâm với rượu, tỉ lệ cứ 1 lít rượu gạo ( loại 45 độ) thì cho 100g bột ngũ gia bì. Rượu ngâm trong khoảng 10 ngày thì có thể dùng được.

Cách dùng: Sử dụng rượu thuốc 10 ngày sau khi ngâm, trước khi dùng nên lắc đều bình, lấy một lượng nhỏ khoảng 1 ly uống trước mỗi bữa tối.

Rượu thuốc có tác dụng làm giảm đau xương khớp, chữa chứng bệnh phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp,... rất tốt.

Lưu ý: khi dùng rượu thuốc chữa bệnh đau khớp cần tránh áp dụng cho một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sau:

  • Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bệnh nhân huyết áp thấp
Cotbachbo đã vừa cung cấp cho quý bạn đọc 15 bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp mà các bạn có thể tự làm bằng các cây trong vườn của nhà mình. Đây là những bài thuốc vô cùng quý báu và hiệu quả, đặc biệt là an toàn bởi vì dược liệu thiên nhiên không có gây tác dụng phụ. 
Các bạn xem xong nhớ chia sẻ đến những người thân bạn bè của mình để giúp được nhiều người hơn nhé.
 chia sẻ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
– Người bệnh đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, sưng đau các khớp, viêm khớp dạng thấp...
– Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, chữa khỏi dứt điểm bệnh xương khớp không lo bị tái phát: Hotline: 024 6327 8988, Di động: 0942 518 786

* Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí:
Gọi lại cho tôi

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Đăng ký để nhận được thông tin khuyến mãi của
COTBACHBO.COM
Đăng ký

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Ảnh 3 Ảnh 2
Hotline: 0942.518.786 Đặt mua trực tuyến
CỐT BÁCH BỔ - GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO BỆNH XƯƠNG KHỚP
thuoc-tri-xuong-khop-cot-bach-bo-max.png
485.000 VNĐ
ƯU ĐÃI LỚN
Mua 5 tặng 1 | Mua 10 tặng 3
Bạn bị : Đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…
Tất cả các vấn đề xương khớp sẽ được giải quyết sau 3-4 liệu trình sử dụng Cốt Bách Bổ
ĐẶT HÀNG CỐT BÁCH BỔ CHÍNH HÃNG!
Họ và tên*
SDT*
ĐẶT HÀNG
Hotline: (024) 63278988/0942.518.786